Tuesday 17 July 2018

Bảng chữ Hiragana cơ bản

Tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản là a, i, u, e, o (đọc là a, i, ư, ê, ô như trong tiếng Việt) và 45 phụ-nguyên âm khác  như là ka, sa, ta, na, ha, ma, ya, ra, wa, v.v...

Bảng dưới đây thể hiện toàn bộ âm tiết Hiragana được phân loại theo phụ âm và nguyên âm. Ngoại trừ một vài âm thanh đặc biệt  được phát âm theo cách riêng (như trong dấu ngoặc đơn), hầu hết các âm thanh trong tiếng Nhật dễ dàng được viết ra bằng 1 nguyên âm hoặc 1 phụ âm + 1 nguyên âm. Ngoài ra còn có một âm thanh được viết bằng 1 phụ âm duy nhất: 「ん」(n).

n w r y m h n t s k

(n)
わ wa ら ra や ya ま ma は ha な na た ta さ sa か ka あ a a
り ri み mi ひ hi に ni ち ti
(chi)
し si
(shi)
き ki い i i
る ru ゆ yu む mu ふ hu
(fu)
ぬ nu つ tu
(tsu)
す su く ku う u u
れ re め me へ  he ね ne て te せ se け ke え e e
を wo
(o)
ろ ro よ yo も mo ほ ho の no と to そ so こ ko お o o


「ん」 là ký tự duy nhất không có nguyên âm. Khi đi kèm ん, âm được đọc như có thêm âm "n" như trong ví dụ bên dưới.
  • き ん  - vàng ( đọc là "kin")
  • お ん な  - người phụ nữ; cô gái (đọc là “on-na”)
  • お ん が く - nhạc (đọc là “on-ga-ku”)
Dưới đây là một số lời khuyên về đọc, viết, nghe, nói cho các ký tự hiragana
  • Đọc: Không phải lo lắng, càng học càng đọc quen.
  • Viết: Nên tập viết mỗi từ khoảng 50-100 lần. Không cần nhiều hơn vì về sau bạn sẽ viết rất thường xuyên. Dưới đây là các tệp PDF hữu ích cho thực hành viết Hiragana. Các bạn download về, in ra rồi thực hành nhé.
  • Nghe: Các bạn có thể vào trang phát âm của đài NHK để nghe chính xác phát âm của các ký tự Hiragana. Ngoài ra nên vào thêm các trang này để tham khảo thêm nhiều giọng đọc khác nhau
    + TokyoWithKid
    + http://www.guidetojapanese.org/audio/basic_sounds.zip
  • Nói: Các bạn có thể vừa nghe vừa nói lại theo bài phát âm của đài NHK. Có thể ghi âm lại giọng mình rồi chỉnh sửa lại cho chính xác. Về cơ bản các bạn cần chú ý các âm sau không có trong tiếng Việt:   shi (âm này có trong tiếng Việt nhưng ít người đọc đúng), tsu (âm này cực khó, các bạn nhớ luyện kỹ nhé), ya, yu, yo (i-a, i-u, i-o đọc ghép thành 1 âm), ra, ri, ru, re, ro ( có 2 cách đọc, giống như la, li, lư, lê, lô hoặc ra, ri, rư, rê, rô nhưng không rung lưỡi nhiều). Ngoài ra, ta, te, to đọc giống như tha, thê, thộ, ti (chi) đọc như chi trong tiếng Việt.

    Chú ý: - do chủ quan lúc ban đầu hay do không được chỉ dẫn đúng từ đầu, rất nhiều bạn nói rất giỏi nhưng phát âm sai. Đặc biệt là các từ tsu, ta, te, to. Các bạn đều phát âm giống như chư, ta, tê, tô. Đúng phải là tsu (ko có âm tương đương trong tiếng Việt), tha, thê, thộ.
    - wo o đọc giống hệt nhau, đều đọc là ô

Thursday 12 July 2018

Sơ lược tiếng Nhật

Hệ thống chữ viết
Hệ thống chữ viết của Nhật Bản bao gồm ba kiểu chữ chính: Hiragana , Katakana và Kanji .
Hiragana là hệ thống chữ viết được sử dụng để thể hiện từng âm thanh riêng biệt trong tiếng Nhật. Do tính chất ngữ âm của nó, đầu tiên chúng ta sẽ học Hiragana để học cách phát âm tất cả các âm thanh trong tiếng Nhật.
Trong khi Katakana cũng thể hiện âm thanh giống như Hiragana, nó lại chủ yếu được sử dụng để đại diện cho các từ được du nhập từ các ngôn ngữ khác.
Kanji, là các ký tự Trung Quốc cải biến cho phù hợp với tiếng Nhật, được sử dụng rất nhiều trong các văn bản. Câu cú trong tiếng Nhật không cần ký tự trắng hay dấu cách nên cần chữ Kanji để phân biệt các từ. Kanji cũng hữu ích cho việc phân biệt từ đồng âm khác nghĩa, vốn xuất hiện khá thường xuyên do số lượng âm thanh khác nhau trong tiếng Nhật khá hạn chế.

Một số bài viết về hệ thống chữ viết của Nhật cho các bạn tham khảo
1. Vì sao có tới 3 loại chữ viết trong tiếng Nhật?
2. Ba loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật.

Cách phát âm


Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả các ký tự trong bộ chữ Hiragana và cách phát âm chúng. Như chúng ta sẽ thấy, mọi ký tự Hiragana (cũng như Katakana) tương ứng với một âm thanh cụ thể trong tiếng Nhật. Điều này làm cho phát âm trở nên rất dễ dàng vì mỗi chữ cái chỉ có chính xác một cách phát âm. Tuy nhiên, vì có một vài âm thanh khá khó, không có trong tiếng Việt, bạn cần chú ý luyện kỹ. Ngoài ra số lượng âm khác nhau ít cũng sẽ gây khó cho việc học tiếng, bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến ngữ điệu để có thể hiểu đúng.
Không giống như tiếng Anh, phát âm dựa trên trọng âm, hay tiếng Việt thì phát âm đều đều, cách phát âm tiếng Nhật lại dựa trên sự thay đổi giữa tông cao và thấp. Ví dụ, một số từ đồng âm dù có ký âm giống nhau, nhưng có thể có các bố trí tông thấp và cao khác nhau dẫn đến âm thanh phát ra sẽ hơi khác nhau. Trở ngại lớn nhất cho việc đạt được phát âm đúng và tự nhiên chính là sai ngữ điệu. Vì vậy, khi bạn nghe tiếng Nhật và bắt đầu bắt chước nói theo, hãy nhớ chú ý đến ngữ điệu để có giọng giống như người bản xứ.

Friday 4 November 2016

Ấp ủ từ khi ôn thi N1, thấy nhiều từ không có trong từ điển Nhật-Việt hiện tại quá và nếu có thì cũng khá nhiều từ giải nghĩa có vẻ không chuẩn lắm. Từ đó, tôi nuôi một quyết tâm làm một cái để khi tra không thấy thì tự mình add thêm vào được.
Mời các bạn thưởng thức: http://kiwidic.com
Từ điển này có
  • 175000 từ. Sắp sửa add thêm cả từ điển Nhật – Nhật, với những từ hiện đại nhất.
  • 4000 chữ Hán chọn lọc, đã bỏ đi những chữ ít dùng. Tra được nghĩa Hán Việt cũng như cách đọc trong tiếng Nhật
  • hơn 700 mẫu ngữ pháp từ N3 tới N1

Sunday 20 April 2014

「又は」と「若しくは」、「及び」と「並びに」の違い

nguồn: 「又は」と「若しくは」、「及び」と「並びに」の違い
「及び」と「並びに」の使い分けを教えてください

Bình thường thì dùng lẫn nhau cũng không ảnh hưởng gì lắm.
Nhưng trên phương diện luật học thì có sự phân biệt.

「又は」と「若しくは」 có nghĩa là "hoặc là"
「及び」と「並びに」 có nghĩa là " và, cũng như"

「若しくは」 và 「及び」 dùng để nhóm các nhóm nhỏ với nhau, phần lớn là nhóm cùng loại.
「又は」 và 「並びに」 dùng để nhóm các nhóm lớn với nhau, khác loại cũng dc

Ví dụ

Bóng đá 「若しくは」/「及び」 bóng chày 「若しくは」/「及び」 tennis
「又は」 / 「並びに」
 Ngọc Trinh 「若しくは」/「及び」Yến Vi 「若しくは」/「及び」 Maria Ozawa

anh thích cái nào ?

Thursday 17 April 2014

Hơi một tí là ...

Hôm nay học được từ này khá hay:

ことあるごとに: hơi một tí là ...

Tra từ điển tiếng Nhật thì họ giải thích có nghĩa là: cứ có chuyện gì xảy ra thì lại làm đi làm lại một chuyện.
Thế có phải là "hơi một tí là ... " không nhỉ ? :D

Friday 11 April 2014

Nghe quen quen, nhìn quen quen

Có đôi khi muốn nói với người bạn là tôi thấy chỗ kia quen quen, chắc là đến 1, 2 lần rồi mà không nghĩ ra phải nói thế nào. 親しい thì có vẻ không chuẩn lắm.

Tra một vòng internet thì phát hiện ra từ 聞き覚えがある. Từ này theo giải thích tiếng Nhật là đã từng nghe thấy rồi. Đây rồi! Thế có nghĩa là: nghe quen quen. Vậy thì có thể có từ 見覚え không nhỉ ? Có! Và cũng có nghĩa là: nhìn quen quen.

Lượn thêm vài vòng nữa, tìm thêm được mấy từ sau:
聞き慣れた音: âm thanh quen thuộc
聞き慣れたパチパチという音: tiếng bôm bốp quen thuộc
見慣れる: quen biết, quen thuộc
見慣れない人:người lạ, người không quen
知り合い: biết nhau(có thể ko quen thân)


Ngoài ra, tìm thêm được từ sau
なじみ客: khách quen

Thế là lại mò ra từ なじむ. Trước đây thì mình biết mỗi từ 慣れる mà thôi.

Ô thế thì  
馴染む va 慣れる khác nhau thế nào ?

Tra từ điển thì còn biết thêm được cả từ 馴れる(nareru) nữa.

慣れる có nghĩa là làm cái gì lâu thì thành quen, ở một nơi nào lâu thì ko còn cảm giác xa lạ.
馴れる có nghĩa là không còn cảm giác xa lạ với ai đó và trở nên có cảm giác thân thiết, hoặc là động vật đã quen với người, mất đi sự cảnh giác tự nhiên.
馴染む: trở nên quen thuộc và thân thiết hoặc hòa nhập, thống nhất với hương vị, phong cách ở/của đâu đó (ví dụ: quen với gia phong, mỹ tục)

Tóm lại, có vẻ như Nazimu là quen ở mức cao hơn Nareru. Tạm dịch: Nazimu = quen thân, Nareru = quen.

Đọc thêm bài blog này của một người Nhật thì có thể khẳng định thêm như sau:
Nareru là quen ở mức không còn thấy lạ lẫm, ko thoải mái.
Nazimu là quen tới mức hòa nhập.

このブログには慣れたか?それとも馴染んだか?:D

Thursday 10 April 2014

Các câu nói có 考えを

Hôm nay gặp bài tập này
山田さんは頼りにならないと思っていたが、今度の活躍を見てその考えを(   )。           
1)おさめた    2)あらためた    3)うちきった    4)おいだした

1, thì thôi không nói, 2, 3, 4 có nghĩa lần lượt là:
2: thay đổi
3: hủy bỏ, dừng lại
4: nhổ bỏ, nhổ ra, bỏ ra

2, 3, 4 cái nào cũng có vẻ đúng. Nhưng chỉ có 2 đúng!!!! Nazeee ?

Mình đoán là kangae chắc chỉ đi với 1 số động từ nhất định. Google phát!

Google xong thì mình lọc ra được 3 mẫu chính (chỉ thấy hiện ra 3 mẫu này là chính):

考えを改める: 悪事反省して考え方行動などを新たにすること:suy nghĩ lại về điều xấu và làm mới cách nghĩ hoặc hành động

考えをめぐらす: あれこれ想像すること = nghĩ loanh quanh, (nghĩ quẩn? )

考えをまとめる: tổng hợp suy nghĩ (?)

 Tóm lại, 2 là đúng rồi